QUAY LẠI

Hãy Biết Hài Lòng Thì Là Một Khoản Lãi Lớn Trong Đầu Tư

Thị trường tài chính ngày nào cũng vận động, thị trường Vàng - Forex luôn luôn tạo ra những cơ hội ảo, những người không tỉnh táo thì luôn bị cuốn vào thị trường và bị thị trường vùi dập.

Cùng nhau tìm hiểu một chút về lịch sử tài chính, cách đây vài chục năm, khi chưa có máy vi tính hay điện thoại thông minh thì để xem về giá cổ phiếu hay giá vàng, nhà đầu tư phải đọc báo hoặc gọi điện cho người môi giới để cập nhật theo từng ngày. Các biểu đồ tài chính cũng chỉ ở dạng sơ khai là biểu đồ line hoặc dạng nến Nhật, hay dạng Bar chart. Các cây nến ghi chép lại dữ liệu của 3 khung thời gian chủ yếu là Daily, Weekly và Monthly. Nên làm gì có chuyện có khóa học quản trị tâm lý, quản trị cảm xúc mà chỉ tập trung đi săn cơ hội trên thị trường mà thôi.

Quản Trị Tâm Lý Có Thật Sự Tốt

Nhờ sự bùng nổ của Internet nên việc kết nối dữ liệu đồ thị vào đầu tư được dễ dàng hơn. Nên giờ có rất nhiều ứng dụng, trang website cập nhật dữ liệu giá theo từng giây, từng giờ, từng phút. Và việc thanh khoản cực nhanh chỉ trong 1-2 giây nên các nhà đầu tư đang từ những người đầu tư theo tháng, dài hạn trở nên tham lam, giao dịch theo giây hoặc theo từng phút.

Do ham muốn kiếm tiền nhanh nên họ sẽ tập trung vay mượn đòn bẩy và học những công thức lướt sóng để trở thành những con bạc khát máu. Nên tại sao giờ chúng ta nghe những câu như nhịp đập thị trường, hơi thở thị trường. Điều này thể hiện sự gấp gáp, ham muốn kiếm tiền nhanh và vội vàng của các nhà đầu tư. Đơn giản nhìn khung thời gian là sẽ biết lòng tham và khả năng tư duy. Những con bạc sẽ chơi từ khung 15 giây cho tới dưới khung 1H, còn từ khung 1H-8H thì sẽ đỡ dạng đánh bạc hơn vì có kiểm soát, còn từ khung dayly trở lên thì đúng chuẩn dân đầu tư.

Vậy làm sao để lướt sóng an toàn và ít rủi ro thì mình cần chọn khung từ 1H - 4H mà lựa chọn điểm vào. Và khi đã đến điểm mình thấy đủ thì hãy dừng. Sau một giai đoạn thị trường đi đúng xu hướng và chốt được lời thì hãy dừng lại và nghỉ ngơi. Nhưng đa số khi thắng thì lại tiếp tục soi biểu đồ để tìm những cơ hội mới, điều này làm cho họ bị cuốn vào thị trường. Nhưng hãy nhớ thị trường như là biển cả, hãy chọn những ngày nắng xanh biển đẹp để đi đánh cá, còn những ngày mưa to bão lớn thì ở nhà. Việc liên tục đặt lệnh, săn biểu đồ liên tục là thể hiện sự "nghiện" của nhà giao dịch với thị trường.

Nếu người nông dân một năm có 2 vụ mùa là mùa đông xuân và hè thu (có nơi thì 1 năm 3 vụ) nhưng rồi cũng phải có thời gian để đất thở, nghỉ ngơi. Thì mình đầu tư cũng thế, có lúc mình sẽ biết được thị trường di chuyển như thế nào khi mà mình sáng suốt. Nhưng bắt đầu bị u mê là lúc bị cuốn vào thị trường, săn hàng liên tục,mất kiểm soát mà nguyên nhân chính là không biết đủ. Lúc này lòng tham sẽ át lý trí và tạo ra những quyết định mang tính cảm xúc, và con quỷ trong bạn sẽ chiến thắng. Nên nhiều người cứ bảo nên học đạo trading, biết đủ là dừng, hoặc nên học thiền, học đạo này đạo kia để biết đủ, tránh tham sân si thì cũng có nguyên lý của nó.

Dau Tu an Toan

Cúng giống như việc ngồi thiền thì nó làm cho mình không có nhìn biểu đồ, không ra quyết định giao dịch vội vàng lúc hưng phấn. Hay có lãi rồi đi du lịch hoặc chơi với người yêu, chơi với con cái là làm cho tâm trí mình bận rộn, chả còn nhớ đến thị trường nên không bị thị trường hút vào những cơ hội ảo. Rồi từ một hành động ham mê có lãi lại muốn lãi hơn, lãi hơn lại giao dịch thêm nữa, xong có lệnh lỗ thì lại thấy tiếc, muốn gỡ lại. Xong nâng volume, chỉ cần 3-5 lần như thế thì tài khoản bốc hơi, đúng kiểu tự sinh tự diệt do sợ hãi. Kẻ thù lớn nhất của ta là chính ta.

Giải pháp được các nhà đầu tư thua lỗ đưa ra là đi học các khóa quản trị tâm lý, quản trị cảm xúc. Nhưng làm sao ta có thể quản trị cái thứ vô hình là tâm lý được, vì mọi thứ đều có 2 mặt, vạn vật vô thủy vô trung, không tốt không xấu. Lúc này tham lam thì ta lãi lớn, nhưng có người tham lam thì lỗ lớn. Xác định điều này rất khó nên nhiều nhà đầu tư học xong rồi đâu lại vào đấy. Họ chỉ cố đi tìm câu giải thích cho sự thua lỗ chứ không hiểu gốc rễ vấn đề ở đâu, có học nhiều khóa tâm lý thì thua vẫn lại thua thôi. Cho dù hôm nay học bài học đừng tham thì mai lại có bài học nên quyết đoán và bài ca chế (châm biếm) đó vang lên "bao nhiêu năm rồi mà vẫn ra đi, đi trây quanh năm cho đời mỏi mệt"- (câu chuẩn bài hát là "Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt"- Trịnh Công Sơn)

Thị trường cũng có lúc dễ đoán và lúc không xác định. Lúc dễ đoán, nhìn được xu hướng thì đơn giản là gì? Hãy đi theo xu hướng, còn những lúc mà ta nhìn vào, chả hiểu cái gì cả, lên và xuống đang không rõ ràng thì ta nên làm gì? Nên đứng ngoài và nghỉ ngơi, chỉ đơn giản vậy thôi. Nhưng người nghiện xem biểu đồ thì nào có cam tâm, luôn áp tư duy của mình vào thị trường. Luôn muốn thị trường chạy theo cách ta nghĩ, nên tụi Tây có câu" trader what you see, not what you think" cũng là thế.

Tóm lại khi đã có lãi rồi thì hãy chốt lãi, tạm nghỉ ngơi, mang tiền về cho mẹ, mang tiền về cho vợ, mang tiền về cho con. Tránh đam mê quá mức trong đầu tư để rồi trở thành con nghiện. Cái gì thái quá cũng không tốt. Như nồi nước sôi chỉ cần sôi là tắt được rồi, đừng để nó sôi liên tục trong nhiều giờ, kẻo chả có tí nước nào trong nồi nữa đâu.

Vậy đó là khi chốt lời, vậy khi mà ta vào lệnh mà bị dính lỗ thì nên làm thế nào? Chờ đọc bài sau nhé!

Chia sẻ bài viết trên: