QUAY LẠI

Tư Duy Nhanh Và Chậm Trong Đầu Tư Tài Chính

Trước đây tôi có đọc một cuốn sách đạt giải thưởng lớn là "Tư duy nhanh và chậm" - bìa màu trắng, cuốn khá đắt so với thời điểm ra trường. Nhưng với suy nghĩ đơn giản là cứ học của người giỏi thì mình cũng giỏi nên tôi mua về đọc. Cuốn sách khá dày, nhưng giải thích đơn giản là có 2 hệ thống tư duy trong con người.

Một là chúng ta nghĩ bằng tiềm thức, nhanh, đưa ra quyết định trong vội vàng, chả nghĩ gì nhiều, không quá vất vả. 

Hai là chúng ta nghĩ bằng ý thức, dùng sự logic và có tính toán để suy nghĩ. Muốn thành công thì chúng ta nên suy nghĩ bằng ý thức, có tính toán và logic để tránh việc cứ tưởng là biết rồi nhưng chưa biết gì cả.

Tu Duy Nhanh Va Cham.jpg

Sau này đi học thêm quản trị doanh nghiệp, tôi đọc thêm vài cuốn cũng bổ sung cho những giải thích tại sao người thông minh, biết thị trường lại đầu tư thua lỗ do họ tư duy nhanh nên bị phi lý trí. Có cuốn sách Phi lý trí cũng khá hay, giải thích đơn giản như chúng ta nghĩ là vào lệnh vội vàng rồi thua 10-100$ thì nhiều khi không tiếc, nhưng lại đi mặc cả 1000 đồng - 2000 đồng một mớ rau, hoặc xin thêm củ hành. Một dạng phi lý trí, hoặc kỳ kèo giảm giá áo là 50,000 đồng nhưng đi ăn sẵn sàng bo cho 5 xị không hối tiếc. Dĩ nhiên có người nói nó là khác nhau, bên thuộc về cảm xúc, chỉ có 1 lần nhưng xét tính logic thì là mất tiền mà?

Quay lại câu chuyện tư duy, thì sau này tôi mới để ý là do trong đầu tư, những người thông minh thường có tư duy: TÔI BIẾT RỒI trong phân tích. Họ sẽ nghĩ rằng, giá vàng chứ gì, giá Bitcoin ư? Họ chỉ cần nhìn trong 5 giây là cho ra 1 quyết định. Tại sao có thể thần kỳ như vậy cơ chứ? Đối với một doanh nghiệp để lãi 20%/ năm họ đã phải làm việc cật lực không ngừng nghỉ, một người bình thường đi làm kiếm tiền tầm 300 ngàn đồng - 500 ngàn đồng/ ngày đã phải làm 8 giờ đồng hồ, còn chưa kể tăng ca. Vậy sau họ có thể kiếm 100$ chỉ việc xem biểu đồ trong 5 giây đấy. Vậy nên đa số sẽ thua lỗ, bởi họ tư duy nhanh quá. Nếu ai học phong thủy thì hiểu rằng NHANH QUÁ LÀ BỊ SÁT, cái gì nhanh quá cũng không tốt, mà cần có sự hài hòa, như theo lý thuyết phương Đông, nên cân bằng Âm- Dương. Nếu cho việc lập kế hoạch, nghiên cứu khối lượng, tính toán rủi ro là Âm thì mình nên dành 50% cho nó, còn 50% thời gian còn lại là Dương, tức tạo ra tiền là mình sẽ vào lệnh, quan sát biểu đồ, chờ các phản ứng. Âm Dương hài hòa tạo cuộc sống bền vững. Thì bọn bên Tây cũng vậy, có một phương pháp trong quản trị doanh nghiệp là PDCA, nghĩa là mình cứ làm P(Plan) xong hãy D(Do) rồi C(Check) và cuối cùng A(Act). Hãy cứ lập kế hoạch cho kinh doanh, rồi làm, làm xong hãy kiểm tra, và cuối cùng là cải tiến. Cứ làm thế thì kiểu gì cũng tốt và tốt. Như Abraham Lincoln từng nói: "Nếu cho tôi 6 tiếng để đốn hạ một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu". Việc chuẩn bị, lập kế hoạch quan trọng hơn cả việc thực thi nó. Hay không có sự chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại.Khai Niem Pdca

Hóa ra chả cần học đâu xa xôi, ở Tây hay ở Ta thì nơi nào cũng có người giỏi cả. Tất cả các mặt của Kim Tự Tháp đều như nhau, và rồi cũng gặp nhau ở ĐỈNH. Chẳng qua là do góc nhìn nên cách giải thích của Ta hay Tây về vấn đề tư duy nhanh và chậm là nó như thế. Nhưng câu chuyện là làm sao quản trị được cái sự VỘI trong đầu tư. Nếu như phân tích nhanh, ra quyết định ĐÚNG, rồi kiếm được 1000$ - 10,000$ thì gọi là BẢN LĨNH. Nhưng nếu phân tích vội, ra quyết định Sai, mất 1000$-10,000$ hoặc cháy tài khoản thì bị gọi là THAM LAM, là FOMO, là không biết QUẢN TRỊ CẢM XÚC, QUẢN TRỊ TÂM LÝ. Và cứ như vậy thì làm sao TA có thể quản trị cái thứ vô định là TÂM LÝ - TƯ DUY để định lượng được nó, biến nó thành TIỀN được? Làm sao để làm CHẬM quá trình tư duy, để xây dựng dòng tiền bền vững?

Đừng lo, chúng tôi đã từng trải qua điều đó. Chúng tôi biết bạn rất thông minh, bạn rất ham muốn thành công, bạn đang tạm thua do bạn thiếu nội lực mà thôi, hãy tìm hiểu khóa học nâng cao nội lực trong đầu tư, để chúng tôi giúp bạn nhé! Chúc bạn sớm đầu tư thành công!

Chia sẻ bài viết trên: