QUAY LẠI

Ý Nghĩa Của Các Khung Thời Gian Trong Giao Dịch

Trong đầu tư phái sinh thì chúng ta sẽ thấy có rất nhiều khung thời gian khác nhau. Sự chuyển động của giá trong 1 khoảng thời gian nhất định theo từng mức sẽ có sự ghi chép lại ở thời gian đó. Như khung M1 là 1 phút thì là sự biến động của giá trong thời gian 1 phút đó.

Với khung thời gian càng lớn như dayly, weekly thì giá sẽ chạy rất chuẩn theo các lý thuyết cung cầu- vĩ mô. Nhưng với các khung thời gian ngắn như M1-M15 thì giá sẽ chạy khá chuẩn với các tin tức. Nhiều nhà đầu tư đang quen với việc đầu tư dài hạn chuyển sang giao dịch ngắn hạn sẽ cảm thấy khó hiểu, bị thị trường lôi cuốn và giao dịch thường thua lỗ.

Chart Timeframes 780x711

Với cá nhân mình thì các nhà đầu tư nên lựa chọn ít nhất là các khung thời gian tối thiểu là H1 trở lên để giao dịch, như vậy sẽ tránh được các cú fake giá, trap giá. Và đa số tham gia phái sinh để trải nghiệm thì mình nên có chu kỳ đầu tư không quá ngắn như xem dưới khung H1, nhưng cũng để tận dụng được chu kỳ đầu tư không quá dài để tối ưu liên tục dòng vốn. Và đối với nhà đầu tư hoặc các trader chuyên nghiệp, chỉ cần hỏi khung thời gian mà bạn hay đặt lệnh hoặc nghiên cứu giá cũng tương đối biết được tầm của nhà đầu tư! Với con bạc thì khung càng ngắn càng tốt, với nhà đầu tư thì khung càng dài, độ fake giá càng ít càng tốt!

Thường với các khung thời gian khác nhau cũng sẽ có các điểm đẹp để giao dịch khác nhau.

Nếu xem khung weekly thì 3-5 năm mới có 1 điểm đẹp để đầu tư, cái này thường dành cho dân tài phiệt

Nếu xem khung dayly thì 1 năm sẽ có 1-2 điểm đẹp, hay còn gọi là có sóng

Nếu xem khung 4-8h thì 1 quý sẽ có 1-2 điểm đẹp

Nếu xem khung 1h thì 1 tuần bạn sẽ có 1-2 điểm đẹp

Còn nếu xem khung M1-M15 thì cứ 3-4 giờ đồng hồ sẽ có 1 điểm đẹp.

Nhưng khung càng bé thì việc đốt não, đốt năng lượng sẽ càng nhiều, dễ đưa ra quyết định sai lầm. Vậy lời khuyên sẽ chọn từ khung H1 trở lên nhé!

Chia sẻ bài viết trên: